Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi tới độc giả bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất trong năm 2021 để các bạn có thể dễ dàng tra cứu thông tin, hình dung quy hoạch chi tiết từng khu vực hay những khu đô thị mới, những tuyến cao tốc, đường phố, đường vành đai.
Bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất về các đô thị vệ tinh
Tổng thể về mặt bằng chung không gian Hà Nội sẽ được định hình phát triển theo mô hình mới. Đó là chùm KĐT, trong đó có 1 đô thị trung tâm và gồm 5 đô thị vệ tinh xung quanh : Xuân Mai, Hòa Lạc, Sơn Tây, Phú Xuyên và Sóc Sơn.
Các chuỗi đô thị này được kết nối thuận lợi giao thông và các vành đai hướng về phía thủ đô. Dễ dàng di chuyển cũng như liên kết được tới vùng lân cận, khu vực trung tâm.
Mỗi một đô thị vệ tinh đều có điều kiện để phát triển về những thế mạnh của mình. Tạo nên nhiều công ăn việc làm cho nhân công lao động, hỗ trợ cũng như san sẻ bớt “gánh nặng” về dân số với vùng trung tâm thủ đô.
Đường bộ
Được đầu tư hoàn thiện mạnh mẽ về mạng lưới giao thông, gồm các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ hướng về trung tâm thành phố. Tất cả đều được nâng cấp, cải tạo mới thuận lợi di chuyển cho người dân trong và ngoài thủ đô.
Các tuyến đường được xây dựng nhằm giảm tải cho những đường chính hướng về trung tâm:
Quốc lộ 32
Đường Láng Hòa Lạc
Quốc lộ 1A, 1B
Quốc lộ 3
Quốc lộ 5
Quốc lộ 6
Về các tuyến đường vành đai mới được hoàn thiện như:
Vành đai 4
Vành đai 5
Các tuyến cao tốc dọc các hành lang kinh tế và kết nối các KĐT mới tới thủ đô
Xây dựng các công trình:
Xây mới cầu: 7
Xây hầm ngầm qua sông Hồng: 1
Xây mới hệ thống các nút giao cắt
Xây bổ sung các bến, bãi đỗ xe đầu mối
Mạng lưới đường bộ được sử dụng một cách tối ưu từ các tuyến quốc lộ tới cao tốc. Kết nối các đô thị trung tâm và đô thị vệ tinh như:
Quốc Lộ 32
Đường cao tốc Láng Hoà Lạc
Quốc Lộ 6
Quốc Lộ 3
Quốc Lộ 1A
Đường cao tốc Bắc Nam
Đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên
Xây mới thêm nhiều tuyến đường nhằm kết nối với các tiện ích:
Tuyến Trục Thăng Long và Tây Thăng Long nối tiếp từ đường Hoàng Quốc Việt tới đô thị Hoà Lạc
Tuyến Hà Đông Xuân Mai
Tuyến Ngọc Hồi Phú Xuyên
Tuyến đường sinh thái nông nghiệp
Tuyến đường Xuân Mai – Quan Sơn – Đại Nghĩa
Tuyến Đỗ Xá – Quan Sơn
Các tuyến đường dọc theo các sông sinh thái kết hợp cùng du lịch và vận tải thuỷ
Đường hàng không
Nâng cấp cảng hàng không Sân bay quốc tế Nội Bài duy trì lớn nhất phía Bắc, dự kiến đạt 50 triệu hành khách/năm sau năm 2030
Sân bay Gia Lâm chủ yếu phục vụ các chuyến bay nội địa
Đường thuỷ
Tuyến sông Hồng và các tuyến đường thuỷ khác kết nối trực tiếp với cụm cảng biển Hải Phòng và Quảng Ninh được khai thông và mở rộng:
Cải tạo sông Đáy, sông Tích nhằm khôi phục các tuyến đường thủy để phục vụ nông nghiệp và du lịch
Xây dựng, nâng cấp và cải tạo hệ thống các cảng sông tại Hà Nội, Sơn Tây
Liên kết cùng các cảng của tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Nam
Đường sắt đô thị
Dự kiến tới năm 2030, Hà Nội sẽ quy hoạch một loạt các tuyến đường sắt đô thị với:
Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội: 8
Tổng chiều dài: 410 km
Trong đó chiều dài trên mặt đất và cầu cạn: 342 km
Chiều dài đường hầm: 68,6km
Bên cạnh đó, có thêm 9 tuyến đường sắt trên cao và hầm ngầm:
Tuyến 1: kết hợp giữa đường sắt đô thị Hà Nội và đường sắt quốc gia (dài 36 km)
Từ Ngọc Hồi – Ga trung tâm Hà Nội – Gia Lâm tới Yên Viên
Gia Lâm – Dương Xá (Phú Thụy)
Tuyến 2: Từ Nội Bài – Nam Thăng Long – Hoàng Hoa Thám – Bờ Hồ – Hàng Bài – Đại Cồ Việt – Thượng Đình – vành đai 2,5 tới Hoàng Quốc Việt (dài 42km gồm có tuyến đi trên cao và đi ngầm theo tuyến chạy vành đai kết hợp trung tâm)
Tuyến 2A: Cát Linh – Hà Đông (14km): chuẩn bị đi vào vận hành
Tuyến 3: Trôi – Nhổn – Ga Hà Nội – Hoàng Mai (26 km phân thành 26 ga): đang tiến hành thi công. Dự kiến bắt đầu hoạt động năm 2023 bao gồm:
Đi trên cao đoạn Trôi – Cầu Giấy
Còn lại là đi ngầm
Tuyến 4: Từ Mê Linh – Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy – Thượng Đình – vành đai 2,5 – Cổ Nhuế – Liên Hà (chiều dài 54 km) đi ngầm vẫn chưa thi công
Tuyến 5: Từ Văn Cao – Ngọc Khánh – Đại lộ Thăng Long – Vành đai 4 tới Hòa Lạc (dài 39km): chưa thi công xây dựng
Tuyến số 6: Từ Nội Bài – Phú Diễn – Hà Đông tới Ngọc Hồi (dài 43 km): chưa thi công
Tuyến số 7: Từ Mê Linh – Đô thị mới Nhổn – Vân Canh tới Dương Nội (dài 28 km): chưa thi công
Tuyến số 8: Từ Sơn Đồng – Mai Dịch (trung chuyển tuyến số 2) – vành đai 3 – Lĩnh Nam tới Dương Xá (dài 37 km)
Dự kiến đến năm 2021 tới 2030 sẽ vận hành một số tuyến trước:
Tuyến 1: Đoạn 1.IIA: Từ Ngọc Hồi tới Yên Viên
Tuyến 2: Đoạn 2.1: Từ Nam Thăng Long tới Trần Hưng Đạo, đoạn 2.2: từ Trần Hưng Đạo tới Thượng Đình, đoạn 2.3: Từ Nam Thăng Long tới Nội Bài
Tuyến 3: Đoạn 3.1: từ Nhổn – ga Hà Nội (2023), đoạn 3.2: từ Ga Hà Nội – Hoàng Mai, đoạn 3.3: từ Nhổn – Trôi – Phùng
Tuyến 5: Đoạn 5.1: từ Văn Cao – Vành đai 4
Tuyến 8: Đoạn 8.1: từ Sơn Đồng – Mai Dịch
Trên đây là những thông tin và bản đồ quy hoạch Hà Nội mới nhất đến năm 2030. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những thông tin, bản đồ quy hoạch các tỉnh khác trong thời gian tới. Hi vọng qua những thông tin hữu ích này sẽ giúp các bạn tìm ra được hướng đầu tư chính xác nhất.