Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn TCVN 10390:2014 là biên bản pháp luật làm căn cứ để tiến hành xây dựng, nâng cấp các công trình giao thông nông thôn. Nhà thầu quản lý và xây dựng các công trình trên cần tìm hiểu các bản cập nhật mới nhất để thực hiện đúng.
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn
Tiêu chuẩn này đưa ra nhằm quy định các yêu cầu về thiết kế xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn (GTNT). Khi thiết kế đường giao thông nông thôn mà kết cấu có liên quan đến các công trình khác, ngoài việc áp dụng theo tiêu chuẩn trên cần phải tuân theo các quy định hiện hành về các công trình đó.
Những yêu cầu và quy định chung
Yêu cầu chung khi tiến hành thiết kế đường GTNT không chỉ tuân theo đầy đủ các quy định cần thiết trong tiêu chuẩn này mà phải thỏa mãn các yêu cầu sau đây:
- Đáp ứng yêu cầu trước mắt và nhất định xét tới định hướng phát triển bền vững, lâu dài nhiều mặt về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường phát triển của địa phương.
- Phải xét đến phương án phân kỳ cơ hội đầu tư để khi nâng cấp cải tạo tận dụng được tối đa lợi thế các công trình cầu cống đã phân kỳ. Khi thực hiện phương án phân kỳ yêu cầu phải xét đến việc dự trữ đất dùng cho công trình hoàn chỉnh sau này.
- Kết hợp chặt chẽ mạng lưới giao thông nông thôn với quy hoạch tưới tiêu của thủy lợi, hệ thống đường dây dẫn tải điện, thông tin hữu tuyến.
Hệ thống đường GTNT được phân thành 4 cấp kỹ thuật khác nhau là A, B, C và D. Cấp A, B và C áp dụng đối với tuyến đường có ô tô chạy qua. Lựa chọn cấp hạng kỹ thuật tuyến đường dựa vào vào lưu lượng xe thiết kế (Nn). Cấp D được áp dụng đối với tuyến đường không có ô tô chạy qua.
Ngoài 4 cấp kỹ thuật cơ bản được quy định trong tiêu chuẩn này, chủ đầu tư có thể lựa chọn tuyến đường cấp IV, cấp V hoặc cấp IV trong tiêu chuẩn TCVN 4054:2005 được áp dụng cho những khu vực kinh tế phát triển hoặc có khối lượng vận chuyển hành khách di chuyển và hàng hóa lớn (khu sản xuất, chăn nuôi, gia công, chế biến sản xuất Nông Lâm Thủy Hải sản; vùng trồng cây công nghiệp lâu năm; cánh đồng mẫu lớn; đồng muối; làng nghề; trang trại và các cơ sở sản xuất tương đương). Căn cứ vào quy mô vùng để lựa chọn áp dụng các cấp kỹ thuật trong TCVN 4054:2005 cho những con đường GTNT dựa trên hai thông số cơ bản, đó là:
- Lưu lượng xe thiết kế (Nn) ≥ 200 xqđ/nđ (xác định theo Điều luật trong quy định).
- Xe có tải trọng trục từ lớn hơn 6000 Kg đến 10000 Kg chiếm trên 10 % tổng số xe lưu thông trên tuyến (Tham khảo Phụ lục).
Đối với khu vực nông thôn đang trong quá trình đô thị hóa hoặc nằm trong khu quy hoạch đô thị hóa, cần phải lựa chọn loại đường phố nội bộ theo tiêu chuẩn “Đường đô thị – Yêu cầu thiết kế ” thay thế cho tiêu chuẩn cũ này.
Quy định dành cho xe thiết kế
Xe thiết kế: Là loại xe phổ biến nhất trong dòng xe để tính toán các yếu tố cơ bản của đường. Việc lựa chọn loại xe thiết kế do người có thẩm quyền chi đầu tư quyết định thực thi.
Lưu lượng xe thiết kế: Là số xe con lưu thông được quy đổi từ các loại xe khác nhau, thông qua một mặt cắt trong thời gian một ngày đêm, tính cho năm trong tương lai, ký hiệu là Nn. Năm tương lai (n) là năm thứ 10 sau khi đưa tuyến đường vào sử dụng (đường cấp A) và năm thứ 5 sau khi đưa tuyến đường vào sử dụng (đường cấp B và C) đối với tất cả các loại đường xây dựng nông thôn mới hoặc nâng cấp, cải tạo.
Các tuyến đường GTNT ngày càng được xây dựng và nâng cấp ở nhiều khu vực nên việc quy định tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn là rất cần thiết.